Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Biện Pháp Giảm Nhiệt Tại Nhà Cho Mùa Hè

Linh Linh | 20:24 |
Nắng nóng ngày hè cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Nhưng đừng lo, các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh thường gặp. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.
Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dể dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.
Dưới đây là những biện pháp khắc phục hoàn toàn tự nhiên:
Mật ong 
 - 1
Mật ong là một chất giữ ẩm tự nhiên. Những vết lở loét trở nên đau đớn hơn khi miệng bị khô. Bôi mật ong vào vùng bị nhiệt sẽ giảm viêm, mất nước, và giảm đau. Mật ong cũng thúc đẩy sự phát triển mô bằng cách đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào. Nó có chứa các hợp chất chống vi khuẩn mà tăng tốc độ chữa bệnh. Để sử dụng mật ong để chữa lành vết lở loét do nhiệt, chỉ cần trộn bột nghệ với mật ong. Trộn đều và bôi trực tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng.
Dầu dừa
 - 2
Dầu dừa và thậm chí cả nước dừa giúp điều trị hiệu quả nhiệt miệng. Để ngăn chặn tình trạng mất nước, uống nước dừa thay cho nước lọc thường. Sau đó, bôi dầu dừa trực tiếp lên các vết loét để giảm thiểu đau đớn và sưng. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong dừa giúp tăng tốc độ chữa bệnh, làm giảm nhiễm trùng và thậm chí giảm đau.
Cam thảo
Nghiên cứu cho thấy cam thảo có đặc tính chống viêm rất mạnh. Các hợp chất này sẽ làm giảm sưng, loại bỏ cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ cần bôi một ít bột cam thảo nhỏ trên vết loét miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm. Để sử dụng cam thảo, cho nghệ và cam thảo vào  một ly sữa ấm. Uống hỗn hợp này ba lần mỗi ngày cho đến khi các vết loét biến mất.
Trà hoa cúc
 - 3
Trà hoa cúc có thể gây buồn ngủ hoặc giúp thư giãn. Nhưng nó cũng là một phương thuốc tuyệt vời trong điều trị nhiệt miệng. Trà hoa cúc có tính sát trùng, kháng khuẩn và tính kháng virus. Nó cũng chứa Bisabolol và levomenol - hợp chất ngăn ngừa co thắt cơ và viêm. Cả hai hợp chất làm giảm đau và tăng tốc độ chữa lành vết thương.
Để sử dụng trà hoa cúc để chữa lành nhiệt, cho một túi trà ngâm trong một cốc đầy nước nóng. Giữ chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Sau đó, dùng một miếng vải sạch, làm ướt với trà và thoa nhẹ lên các vết nhiệt nhiều lần trong ngày. Thoa đến khi các vết nhiệt biến mất. Một phương pháp khác để sử dụng trà hoa cúc để loại trừ nhiệt miệng là sử dụng nó như nước súc miệng.
Theo Thùy Nguyễn (Đời sống & Pháp luật)
Share this article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Sức Khỏe Và Thời Đại
Blog sức khỏe Sức Khỏe và Cuộc Sống | Thiết Kế Bởi Mytrangds