Làn mi cong, dày, nhìn tự nhiên và giữ được lâu là
những ưu điểm của phương pháp nối mi làm chị em phát sốt. Tuy nhiên, chị
em cần phải cân nhắc trước khi quyết định nối mi vì một số tác dụng phụ
không mong muốn từ cách làm đẹp này.
“Cưng như trứng, hứng như hoa”
Nối mi là phương pháp làm đẹp khá đắt đỏ, tùy theo loại keo nối, sợi mi giả mà giá thành có thể dao động từ 200.000 đến cả triệu đồng cho một lần nối mi. Hơn nữa, để sử dụng bộ mi nối, chị em cần phải có sức chịu đựng “trên cả tuyệt vời”, do những rắc rối trong quá trình chăm sóc mi nối.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều phụ nữ ưa chuộng phương pháp làm đẹp này, bởi hiệu ứng mi cong, dày tự nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Em Nguyễn Thị N.P., 20 tuổi, vừa nối mi tại một tiệm uốn tóc với giá 200.000 đồng. Em P. cho biết: “Phải mất gần 3 tiếng mới nối xong một bộ mi giả. Tùy theo mình muốn mi dài bao nhiêu mà chủ tiệm sẽ lựa mi cho mình. Chủ tiệm giới thiệu với em là mi số 8 nhìn sẽ tự nhiên, nhưng em chọn mi số 9, dài hơn cho nổi bật”.
Cũng theo P. đây không phải là lần đầu tiên em nối mi. “Thật sự “bảo quản” hàng mi nối hết sức khó khăn và kỳ công. Sau khi nối mi, mình phải cẩn trọng, không được cử động mắt mạnh trong vòng 3 – 4 tiếng để mi khô hoàn toàn. Rửa mặt cũng tránh vùng mi nối ra. Lo nhất là lúc ngủ, lỡ tay dụi mắt là đi tong công sức, “cưng như cưng trứng” vậy đó. Từ khi nối mi, mỗi lần gội đầu em phải ra tiệm, vì tự gội ở nhà, khó tránh khỏi việc nước dính nhiều vào bộ mi nối, làm rụng mi”, P. chia sẻ.
Không may mắn có được kết quả đẹp tức thời như P., em Đỗ Thị M. 23 tuổi, ngụ quận 5 lại dở khóc dở cười vì nối mi. M. chia sẻ: “Lúc người ta bắt đầu gắn mi, không biết dùng loại keo gì mà em thấy cay mắt ghê gớm, nước mắt chảy ròng ròng. Em bảo họ ngừng lại, nhưng nhân viên cứ động viên em cố gắng”.
Hơn 3 tiếng nối được hàng mi cong vút, về đến nhà, M. không tài nào thôi chảy nước mắt. Sợ bị viêm nhiễm, M. liền dùng nước, dung dịch tẩy trang và bằng mọi cách để lấy những sợi mi giả ra. Đỗ Thị M. tâm sự: “Không dễ dàng gì mà lấy hết được mi giả ra, đã vậy em còn chảy nước mắt không ngừng. Mi em vài ngày sau rụng nhiều, nhưng cũng hên là giờ nó mọc lại bình thường rồi. Một lần hoảng tới già”.
Cân nhắc trước khi nối mi
Trao đổi với Ths – bác sĩ Đặng Xuân Mai, bệnh viện Mắt TP.HCM, bác sĩ Mai cho biết, trường hợp như em Đỗ Thị M. không phải hiếm. Rất có thể keo nối mi mà chủ tiệm đã dùng cho em M. có chất formaldehyde, có thể gây dị ứng, bỏng rát, sưng và phát ban khi tiếp xúc.
Nếu gặp trường hợp dị ứng như em M. chị em phụ nữ tuyệt đối không được gãi, dụi, hay giật mi giả ra khỏi lông mi. Vì như thế sẽ làm hỏng lông nang, khiến mi bị rụng tạm thời hoặc nguy hiểm hơn là rụng vĩnh viễn. Thậm chí, dụi mắt khi nối mi còn gia tăng nguy cơ viêm nhiễm giác mạc có thể gây mù lòa.
Nối mi, đồng nghĩa với việc chị em phụ nữ phải vô cùng cẩn trọng khi vệ sinh mắt. Chỉ cần sơ suất, sẽ dễ nhiễm thêm các bệnh thường có trên bờ mi như viêm bờ mi do cầu khuẩn, ký sinh trùng, tắc và loạn chức năng các tuyến đổ ra bờ mi.
Ths – bác sĩ Đặng Xuân Mai cho biết, y học thế giới đã nghiên cứu và cho ra kết quả là làn mi có độ dài bằng 1/3 chiều dài của mắt sẽ bảo vệ cho đôi mắt tốt nhất. Việc nối mi, làm mất tác dụng ngăn chặn bụi bẩn, dị vật của lông mi. Khi lông mi quá dài, chúng sẽ tạo thành phễu dẫn không khí vào mắt, làm tăng sự bay hơi và tích tụ bụi trong mắt. Khiến mắt bị khô và dễ viêm nhiễm.
Ths – bác sĩ Xuân Mai khuyến cáo, vì mắt là vùng nhạy cảm, dễ viêm nhiễm, nên chị em phụ nữ nên cẩn trọng khi chọn phương pháp làm đẹp bằng cách nối mi. Phải đảm bảo keo nối đạt chất lượng và không chứa hóa chất độc hại gây dị ứng. Giữ vệ sinh cho đôi mắt khi nối mi bằng cách dùng tăm bông nhẹ nhàng lau bụi cho mắt,... Khi có bất kỳ dấu hiệu không mong muốn nào, cần đến ngay bác sĩ nhãn khoa, không tự ý xử lý để tránh những dị tật đáng tiếc.
Nối mi là phương pháp làm đẹp khá đắt đỏ, tùy theo loại keo nối, sợi mi giả mà giá thành có thể dao động từ 200.000 đến cả triệu đồng cho một lần nối mi. Hơn nữa, để sử dụng bộ mi nối, chị em cần phải có sức chịu đựng “trên cả tuyệt vời”, do những rắc rối trong quá trình chăm sóc mi nối.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều phụ nữ ưa chuộng phương pháp làm đẹp này, bởi hiệu ứng mi cong, dày tự nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Em Nguyễn Thị N.P., 20 tuổi, vừa nối mi tại một tiệm uốn tóc với giá 200.000 đồng. Em P. cho biết: “Phải mất gần 3 tiếng mới nối xong một bộ mi giả. Tùy theo mình muốn mi dài bao nhiêu mà chủ tiệm sẽ lựa mi cho mình. Chủ tiệm giới thiệu với em là mi số 8 nhìn sẽ tự nhiên, nhưng em chọn mi số 9, dài hơn cho nổi bật”.
Cũng theo P. đây không phải là lần đầu tiên em nối mi. “Thật sự “bảo quản” hàng mi nối hết sức khó khăn và kỳ công. Sau khi nối mi, mình phải cẩn trọng, không được cử động mắt mạnh trong vòng 3 – 4 tiếng để mi khô hoàn toàn. Rửa mặt cũng tránh vùng mi nối ra. Lo nhất là lúc ngủ, lỡ tay dụi mắt là đi tong công sức, “cưng như cưng trứng” vậy đó. Từ khi nối mi, mỗi lần gội đầu em phải ra tiệm, vì tự gội ở nhà, khó tránh khỏi việc nước dính nhiều vào bộ mi nối, làm rụng mi”, P. chia sẻ.
Sau khi nối mi, P. sở hữu làn mi cong dài nổi bật
P. cho biết thêm, cảm giác hàng mi nặng trịch, mắt ngứa ngáy mà không
biết làm cách nào, … rất khó chịu. Ngoài ra, cứ 2 tuần, P. phải đi dặm
lại hàng mi 1 lần mới duy trì được. Tuy kỳ công là vậy nhưng do nghiện
cảm giác đôi mắt tuyệt đẹp với hàng mi dài, đen nhánh, P. vẫn cố gắng
chịu đựng.Không may mắn có được kết quả đẹp tức thời như P., em Đỗ Thị M. 23 tuổi, ngụ quận 5 lại dở khóc dở cười vì nối mi. M. chia sẻ: “Lúc người ta bắt đầu gắn mi, không biết dùng loại keo gì mà em thấy cay mắt ghê gớm, nước mắt chảy ròng ròng. Em bảo họ ngừng lại, nhưng nhân viên cứ động viên em cố gắng”.
Hơn 3 tiếng nối được hàng mi cong vút, về đến nhà, M. không tài nào thôi chảy nước mắt. Sợ bị viêm nhiễm, M. liền dùng nước, dung dịch tẩy trang và bằng mọi cách để lấy những sợi mi giả ra. Đỗ Thị M. tâm sự: “Không dễ dàng gì mà lấy hết được mi giả ra, đã vậy em còn chảy nước mắt không ngừng. Mi em vài ngày sau rụng nhiều, nhưng cũng hên là giờ nó mọc lại bình thường rồi. Một lần hoảng tới già”.
Cân nhắc trước khi nối mi
Trao đổi với Ths – bác sĩ Đặng Xuân Mai, bệnh viện Mắt TP.HCM, bác sĩ Mai cho biết, trường hợp như em Đỗ Thị M. không phải hiếm. Rất có thể keo nối mi mà chủ tiệm đã dùng cho em M. có chất formaldehyde, có thể gây dị ứng, bỏng rát, sưng và phát ban khi tiếp xúc.
Nếu gặp trường hợp dị ứng như em M. chị em phụ nữ tuyệt đối không được gãi, dụi, hay giật mi giả ra khỏi lông mi. Vì như thế sẽ làm hỏng lông nang, khiến mi bị rụng tạm thời hoặc nguy hiểm hơn là rụng vĩnh viễn. Thậm chí, dụi mắt khi nối mi còn gia tăng nguy cơ viêm nhiễm giác mạc có thể gây mù lòa.
Nối mi, đồng nghĩa với việc chị em phụ nữ phải vô cùng cẩn trọng khi vệ sinh mắt. Chỉ cần sơ suất, sẽ dễ nhiễm thêm các bệnh thường có trên bờ mi như viêm bờ mi do cầu khuẩn, ký sinh trùng, tắc và loạn chức năng các tuyến đổ ra bờ mi.
Dị ứng với keo nối mi cũng khiến nguy cơ viêm nhiễm mắt tăng cao
Mùa nắng nóng, các bệnh viêm nhiễm theo thời tiết mà tăng nhanh, viêm
nhiễm mắt cũng không ngoại lệ. Ghi nhận tại bệnh viện Mắt TP.HCM, số ca
viêm nhiễm giác mạc, viêm mi mắt do nối mi ngày càng nhiều. Có tuần,
bệnh viện phải tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân với tình trạng ngứa, đỏ mắt,
lông mi thưa, rụng nhiều.Ths – bác sĩ Đặng Xuân Mai cho biết, y học thế giới đã nghiên cứu và cho ra kết quả là làn mi có độ dài bằng 1/3 chiều dài của mắt sẽ bảo vệ cho đôi mắt tốt nhất. Việc nối mi, làm mất tác dụng ngăn chặn bụi bẩn, dị vật của lông mi. Khi lông mi quá dài, chúng sẽ tạo thành phễu dẫn không khí vào mắt, làm tăng sự bay hơi và tích tụ bụi trong mắt. Khiến mắt bị khô và dễ viêm nhiễm.
Ths – bác sĩ Xuân Mai khuyến cáo, vì mắt là vùng nhạy cảm, dễ viêm nhiễm, nên chị em phụ nữ nên cẩn trọng khi chọn phương pháp làm đẹp bằng cách nối mi. Phải đảm bảo keo nối đạt chất lượng và không chứa hóa chất độc hại gây dị ứng. Giữ vệ sinh cho đôi mắt khi nối mi bằng cách dùng tăm bông nhẹ nhàng lau bụi cho mắt,... Khi có bất kỳ dấu hiệu không mong muốn nào, cần đến ngay bác sĩ nhãn khoa, không tự ý xử lý để tránh những dị tật đáng tiếc.
Tùng Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét