Người mẹ có những biểu hiện sau thì tỉ lệ vỡ tử cung có thể cao hơn những người khác:
- Khung chậu hẹp, méo mó khiến cho thai nhi khó chui ra ngoài
- Ngứa âm đạo khi mang thai phải làm sao?
- Lưu ý khi điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới
- Chữa khô âm đạo ở nữ giới
- Người bị viêm buồng trứng nên ăn gì?
- Mẹ đã sinh nhiều lần nên tử cung mỏng, nhão, các cơn co mạnh gây vỡ, rách lớp cơ đoạn dưới tử cung
- Mẹ có vết mổ cũ ở tử cung (mổ tử cung lấy thai, mổ cắt bóc khối u ở tử cung...) vì với hầu hết những mẹ này, chỗ vết sẹo tử cung thường là nơi yếu nhất nên dễ bị bục vết mổ gây vỡ tử cung khi các cơn co tử cung tăng mạnh.
Những đặc điểm sau của thai nhi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ vỡ tử cung, bao gồm:
- Thai nhi to quá không chui lọt qua khung chậu
- Đầu thai nhi quá to hoặc dị dạng nên không qua được khung chậu
- Thai nhi nằm theo ngôi ngang (nằm ngang) hoặc ngôi mặt cằm sau (đưa mặt ra trước nhưng cằm lại quay về phía xương cùng của người mẹ).
Tử cung có thể bị vỡ khi làm các thủ thuật kéo thai, xoay thai, cặp và kéo trong điều kiện không thuận lợi, không đúng quy định.
Dấu hiệu nhận biết khả năng vỡ tử cung có thể xảy ra
Vỡ tử cung thường xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ. Hãn hữu cũng có trường hợp vỡ trong những tháng cuối trước khi chuyển dạ. Nếu theo dõi sát sản phụ, ta có thể phát hiện được các dấu hiệu chứng tỏ tử cung sắp bị vỡ. Đó là triệu chứng dọa vỡ tử cung, bao gồm:
- Cơn co tử cung ngày càng mạnh và nhanh
- Nhìn trên ổ bụng thấy đáy tử cung cao dần lên so với rốn
- Nghe tim thai thấy tim thai nhanh hoặc chậm hoặc không đều
- Ra máu âm đạo
Nếu trong trường hợp cơn co tử cung ngày một dồn dập, sản phụ đau tăng lên dữ dội rồi tự nhiên giảm đau thì rất có thể tử cung đã vỡ nên mất hẳn cơn co hoặc cơn co chỉ còn rất nhẹ.
Chăm sóc thai kì tốt để đề phòng vỡ tử cung
Khi mang thai, sản phụ phải hết sức chú ý các dấu hiệu và biểu hiện trong thai kì. Sản phụ phải tuân thủ nghiên ngặt việc đi khám đều đặn để được bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời bác sĩ có thể tiên lượng ca sinh là dễ hay khó để có thể can thiệp kịp thời nếu có rủi ro.
(Theo HN- Afamily)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét