Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Bài thuốc nam chữa trị bệnh tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Linh Linh | 19:47 |

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh thường gặp ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng thường thấy ở người bệnh như phân lỏng, liên tục nhiều ngày liên, bụng bị sôi có trường hợp bụng bị chướng, ăn kém và chậm tiêu. Riêng trẻ nhỏ sẽ thấy đi ngoài nhiều lần, phân có bọt, mùi chua hay khắm, hay quấy khóc và ra mồ hôi trộn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa nhưng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối. Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất bột, nhưng lại ăn ít chất xơ  (rau xanh, trái cây tươi), bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn, loạn 
khuẩn đường ruột hay ký sinh trùng. Cần tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa càng sớm càng tốt để tránh trường hợp khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài, trẻ em có thể dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn thì cần chuẩn bị 12g sâm can, 8g ý dĩ, 12g bạch truật, 8g thần khúc, 8g củ mài, 8g hạt sen và 8g biển đậu cùng 4g vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch, sắc uống trong ngày hoặc tán thành bột mịn rồi vo viên, ngày uống khoảng 20g. Chú ý uống 2 lần trong ngày. Sau bữa ăn hoặc trước 1 tiếng.
Chuẩn bị 6g mạch nha 5g vỏ quýt, 4g kê nội kim, 4g thần khúc, 8g sơn tra sau đó đêm tán bột hoặc sắc 3 bát lấy một bát uống trong ngày. Duy trì uống cho tới khi lành bệnh. Bài thuốc này dùng chữa rối loạn tiêu hóa trong trường hợp do ăn uống không tiêu.
Chữa rối loạn tiêu hóa nhờ bài thuốc nam 2
Thuốc nam có thể dùng trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Nếu bị đau bụng kèm với đầy hơi, ăn kém và đầy hơi thì lấy 20g củ mài, 40g riềng, 10g gừng khô và 30g bố chính sâm đem sao vàng và tán bột mịn. Mỗi lần dùng thì cho người bệnh uống khoảng 4g và chia 2 lần. Sau đó đem hãm nước đun sôi sau đó lọc lấy nước trong để uống. 
Chữa rối loạn tiêu hóa nhờ bài thuốc nam 3
Sử dụng thuốc nam sẽ tốt hơn cho người bệnh
Tuy nhiên, trước khi tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa thì nên tìm cách phòng bệnh bằng cách cho trẻ ăn bổ sung sớm và đảm bảo ăn uống phải cân đối. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nếu mẹ thiếu sữa thì phải dùng sữa khác thay thế và đảm bảo vệ sinh. Nên tuyệt đối đảm bảo vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm. Không nên tùy tiện dùng các loại kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột. 6 tháng nên tẩy giun đều đặn.
Share this article

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015 Sức Khỏe Và Thời Đại
Blog sức khỏe Sức Khỏe và Cuộc Sống | Thiết Kế Bởi Mytrangds